Hỏi đáp liên quan đến chi phí công suất phản kháng


1. Một ví dụ để hình dung số tiền mua công suất phản kháng (Thực chất là tiền phạt) 

Một khách hàng có trạm biến áp 1000 KVA hoạt động ở 60% công suất sẽ tiêu thụ khoãng 500KWh điện một giờ

Nếu hoạt động 24 giờ mỗi ngày, sẽ tiêu thụ năng lượng là 500KWh*24h = 12.000KWh/ngày

Để cho đơn giản lấy giá điện giờ bình thường của ngành sản xuất là 1.572VNĐ/KWh

Số tiền điện 1 ngày là: 12.000KWh*1.572VNĐ/KWh  = 18.864.000VNĐ/ngày

Số tiền điện 1 tháng là 18.864.000VNĐ/ngày*30 ngày = 565.920.000VNĐ

Nếu hệ số công suất (HSCS) là 0,75. Tra bảng bên dưới ta thấy ứng với HSCS 0,75 thì k% = 20%

Số tiền phải đóng khi HSCS = 0,75 là 565.920.000VNĐ*20% = 113.184.000

Tương tự ta tính tiền phạt ở các HSCS khác kết quả như sau (làm tròn cho dể theo dõi)

HSCS = 0,75  >>>  k% = 20,0%  >>> Tiền phạt là 566 Triệu VNĐ*20,0% = 113 Triệu VNĐ

HSCS = 0,80  >>>  k% = 12,5%  >>> Tiền phạt là 566 Triệu VNĐ*12,5% = 71 Triệu VNĐ

HSCS = 0,83  >>>  k% = 8,43%  >>> Tiền phạt là 566 Triệu VNĐ*8,43% = 48 Triệu VNĐ

HSCS = 0,86  >>>  k% = 4,65%  >>> Tiền phạt là 566 Triệu VNĐ*4,65% = 26 Triệu VNĐ

HSCS = 0,89  >>>  k% = 1,12%  >>> Tiền phạt là 566 Triệu VNĐ*1,12% = 6 Triệu VNĐ

HSCS = 0,90  >>>  k% = 0,00%  >>> Tiền phạt là 566 Triệu VNĐ*0,00% = 0 VNĐ = Miễn tiền mua CSPK

HSCS > 0.9 được miễn tiền công suất phản kháng

2. Đối tượng phải mua công suất phản kháng  (Theo evn.com.vn)

Bên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất phản kháng (CSPK).

Trường hợp bên mua điện có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện dưới 40 kW nhưng có công suất sử dụng điện thực tế cực đại từ 40 kW trở lên trong 3 chu kỳ ghi chỉ số công tơ liên tiếp thì bên mua điện thuộc đối tượng phải mua công suất phản kháng kể từ chu kỳ ghi chỉ số kế tiếp của 3 chu kỳ ghi chỉ số trên. Bên mua điện có trách nhiệm thỏa thuận lại hợp đồng mua bán điện với bên bán điện để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP.

Trường hợp bên bán điện không đảm bảo chất lượng điện theo quy định tại Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực thì bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi hệ số công suất cosφ < 0,9.

3. Cách tính tiền CSPK (Theo evn.com.vn)

Tq = Ta x k%

Trong đó:

TqTiền mua công suất phản kháng (chưa có thuế giá trị gia tăng);

TaTiền mua điện năng tác dụng (chưa có thuế giá trị gia tăng);

k : Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng CSPK quy định (%).

 

Hệ số k được tính theo bảng sau:

Hệ số công suất

Cosφ

k (%)

Hệ số công suất

Cosφ

k (%)

Từ 0,9 trở lên

0

0,74

21,62

0,89

1,12

0,73

23,29

0,88

2,27

0,72

25

0,87

3,45

0,71

26,76

0,86

4,65

0,7

28,57

0,85

5,88

0,69

30,43

0,84

7,14

0,68

32,35

0,83

8,43

0,67

34,33

0,82

9,76

0,66

36,36

0,81

11,11

0,65

38,46

0,8

12,5

0,64

40,63

0,79

13,92

0,63

42,86

0,78

15,38

0,62

45,16

0,77

16,88

0,61

47,54

0,76

18,42

0,6

50

0,75

20

Dưới 0,6

52,54


 

Make a free website with Yola